Tùy biến đại chúng trong thị trường B2B[15] Tùy biến đại chúng

Thiết kế theo đơn đặt hàng - Mô hình ETO (Engineer to Order)

Định nghĩa

Là quy trình sản xuất trong đó sản phẩm chỉ được thiết kế, chế tạo và hoàn thiện sau khi doanh nghiệp sản xuất nhận được đơn đặt hàng. Sản phẩm được thiết kế theo đơn đặt hàng (PO) nhận được để đáp ứng các thông số kỹ thuật mà khách hàng mong muốn.

Đại diện khách hàng cùng tham gia vào đội ngũ sản xuất trong suốt quá trình chế tạo sản phẩm, để đảm bảo rằng mọi thông số kỹ thuật trên đơn đặt hàng đều được đáp ứng đúng.

Quy trình thực hiện mô hình ETO hiệu quả

Bước 1:  Thiết lập quy trình đánh số các bộ phận cố định

Bước 2: Xây dựng một quy trình thiết kế cơ bản cho sản phẩm

Bước 3: Lập danh mục phù hợp cho từng mặt hàng, phụ tùng, lắp ráp, được sử dụng để sản xuất sản phẩm

Bước 4: Quản lý các thay đổi kĩ thuật, lắp ráp, chế tạo.

Ứng dụng

Mô hình ETO thường được sử dụng khi chế tạo các sản phẩm rất phức tạp hoặc mang tính chuyên dụng cao, ví dụ như cơ khí, điện, điện tử, phần mềm, kỹ thuật hệ thống,... Đặc biệt, ETO rất phổ biến trong ngành hàng không vũ trụ, năng lượng, công nghiệp quốc phòng hay trong một số công việc cụ thể như công trình xây dựng, nội thất, cầu đường.

Một số doanh nghiệp cung cấp mô hình này như BEL, Rafale, BHEL,... họ thường nhận đơn đặt hàng đặc biệt từ chính phủ, bộ quốc phòng.

Sản xuất theo đơn đặt hàng - Mô hình MTO (Make To Order)

Định nghĩa

Một sản phẩm có sẵn thiết kế cơ bản, sau đó khi nhận được đơn đặt hàng, quy trình sản xuất có thể bổ sung một hoặc một số chi tiết đặc trưng theo yêu cầu của khách hàng lớn khi mua với số lượng lớn. Đa số sản phẩm khi áp dụng mô hình này đều có giá trị cao, thời gian sản xuất dài hơn, theo thời gian sản phẩm có thể bị lỗi thời. Mô hình này còn có tên gọi khác là BTO (Build To Order).

Ưu điểm chính của mô hình MTO là khả năng cung cấp cho khách hàng thông số kỹ thuật sản phẩm chính xác, giảm chiết khấu bán hàng tốn kém và quản lí hàng tồn kho tốt, cũng như giảm rủi ro sản phẩm lỗi thời.

Tuy nhiên cũng có một số nhược điểm. Sự biến động liên tục nhu cầu thị trường dẫn đến việc giảm công suất sản xuất. Do đó, để đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất, mô hình MTO nên được kết hợp với quản lý nhu cầu chủ động.

Ứng dụng

Sách chuyên ngành, sách dùng trong nội bộ doanh nghiệp, sản phẩm có cấu hình cao, chẳng hạn như ô tô, máy chủ máy tính hoặc cho các sản phẩm có hàng tồn kho rất giá trị như máy bay, tàu biển.

Mô hình lắp ráp theo đơn đặt hàng - ATO (Assemble To Order)

Định nghĩa

Đây là mô hình cho phép doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ kiện trước, và chỉ tiến hàng lắp ráp sau khi có đơn đặt hàng theo yêu cầu cụ thể của khách hàng đó. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí về lưu trữ, vận chuyển kho.

Ứng dụng

Sản xuất máy tính, đồ nội thất, xe hơi,...

Mô hình sản xuất để dự trữ - MTS (Make To Stock)

Định nghĩa

Doanh nghiệp sử dụng mô hình này khi muốn dự trữ hàng hóa cho những dịp đặc biệt, đối với những hàng tiêu dùng nhanh hoặc những mặt hàng có nhu cầu tăng đột biến. Doanh nghiệp sản xuất sẵn một số lượng lớn và tiến hành lưu kho, khi có đơn đặt hàng, hệ thống phân phối sẽ thực hiện nhiệm vụ đem sản phẩm đến nơi đặt hàng.

Mô hình này được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng, tuy nhiên không phải là mô hình phù hợp để kết hợp tùy biến đại chúng.

Ứng dụng

Nhìn chung, các sản phẩm theo mô hình này thường là sản phẩm thuộc nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, có giá bán trung bình đến rẻ, ví dụ như sữa tắm, kem đánh răng, mì gói, sữa,...

Mô hình cấu hình để đặt hàng - CTO (Configure To Order)

Định nghĩa

Người dùng xác định các yêu cầu về cấu tạo hoặc cấu hình trong thành phần của sản phẩm tại thời điểm đặt hàng. Nhà sản xuất sẽ tự động xây dựng sản phẩm theo yếu cầu đó ngay sau khi nhận được đơn đặt hàng. CTO là mô hình lai, là sự kết hợp giữa MTS và ETO.

Ứng dụng

Mô hình lai này phù hợp nhất trong tình huống mà thời gian lắp ráp sản phẩm cuối cùng là không đáng kể, trong khi thời gian sản xuất, bổ sung cho mỗi bộ phần cấu thành sản là đáng kể hơn nhiều. Trong ngành sản xuất máy tính cá nhân (PC), nhà sản xuất giữ hàng tồn kho ở cấp độ bộ phận cấu tạo sản phẩm. Mặt khác, hoãn việc lắp ráp thành phẩm cho đến khi có đơn đặt hàng giúp doanh nghiệp cung cấp mức độ linh hoạt cao về sự đa dạng của sản phẩm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tùy biến đại chúng http://ketoancaptoc.com/chi-phi-don-vi-la-gi-i1622... http://www.software4manufacturers.com/manufacturin... https://smallbusiness.chron.com/meaning-mass-custo... https://www.cleverism.com/mass-customization-what-... https://www.kornit.com/blog/glossary-item/mass-cus... https://www.marketing91.com/mass-customization/ https://tungphamlinh.wordpress.com/2016/06/24/mass... https://hapticmedia.fr/blog/en/mass-customization-... https://hapticmedia.fr/blog/en/mass-customization-... https://hbr.org/1997/01/the-four-faces-of-mass-cus...